Đường đến trận chung kết Chung kết Cúp FA 1927

Cardiff City

VòngĐối thủTỉ sốSân vận độngNguồn
3Aston Villa2–1Ninian Park (N[lower-alpha 1])[1]
4Darlington2–0Feethams (K[lower-alpha 2])[2]
5Bolton Wanderers2–0Burnden Park (K)[3]
Tứ kếtChelsea0–0Stamford Bridge (K)[4]
Tứ kết (đá lại)Chelsea3–2Ninian Park (N)[5]
Bán kếtReading FC3–0Molineux (TL[lower-alpha 3])[6]

Cardiff City mở màn chiến dịch chinh phục Cúp FA 1926–27 của mình với trận đấu đầu tiên trên sân nhà Ninian Park trước 30.000 người hâm mộ. Đối thủ của họ là đội bóng đồng hạng Aston Villa. Sau hiệp đầu không bàn thắng, Cardiff vươn lên mạnh mẽ bằng hai bàn thắng, một từ cú đánh đầu của Len Davies và một từ cú sút của Ernie Curtis. Nỗ lực của Aston Villa chỉ giúp họ có được một bàn thắng khi thủ môn Tom Farquharson của Cardiff có một pha phản lưới nhà sau nỗ lực cản phá cú sút của tiền đạo Arthur Dorrell bên phía Aston Villa.[1] Ở vòng tiếp theo, Cardiff đối đầu với đội hạng dưới Darlington. Các thống kê sau trận đấu chỉ ra rằng Cardiff là đội chơi tốt hơn[2][7] và nếu hàng thủ của Darlington không chơi tập trung, Cadiff có thể đã giành chiến thắng với tỉ số đậm hơn.[2] Hai bàn thắng bên phía đội bóng đến từ xứ Wales được ghi do công của George McLachlanHughie Ferguson.[8]

Ở lượt trận thứ năm, Cardiff phải đối đầu đội bóng giàu truyền thống Bolton Wanderers, đương kim vô địch FA Cup.[9] Trước đám đông 49.465 người tại Burnden Park của Bolton, Cardiff vẫn xoay xở giành chiến thắng ngoạn mục với tỉ số 2–0. Những người ghi bàn là Ferguson và Davies. Sau vòng này, Cardiff và Aresnal là những đội duy nhất từ First Division còn sót lại.[3] Đến ngày 5 tháng 3, sau trận hòa không bàn thắng với Chelsea (đội bóng đang chơi ở giải Second Division), hai bên có trận đá lại tại Ninian Park. Sam Irving đưa đội bóng xứ Wales vượt lên dẫn trước sau chín phút, trước khi Len Davies nhân đôi cách biệt ở phút 21. Chelsea sau đó được hưởng một quả phạt đền, nhưng cú sút của Andrew Wilson lại dễ dàng bị thủ thành Farquharson cản phá. Chàng thủ môn này từng nổi danh với những pha bắt phạt đền theo cách lao ra khỏi vạch cầu môn khi đối phương thực hiện cú sút. Vì thế, pha cản phá này sau đó đã gián tiếp dẫn đến việc ban tổ chức thay đổi quy tắc, cấm các thủ môn lao về phía trước trong bất kỳ một pha đá phạt đền nào.[10] Dù không thành công, Chelsea vẫn xoay xở ghi hai bàn liên tiếp. Bàn thắng đầu tiên do công của Albert Thain khi hiệp một chỉ còn một phút. Sang hiệp hai, Bob Turnbull gỡ hòa cho Chelsea ở phút thứ 49.[4] Cardiff sau đó có bàn thắng quyết định khi Harry Wishing bên phía đối thủ có pha chạm tay trong vòng cấm. Ferguson bình tĩnh xử lý bóng và chuyển hóa pha đá phạt đền thành bàn thắng.[5]

Trong trận bán kết, Cardiff chạm trán Reading, đội bóng có lần đầu tiên lọt vào bán kết. Trận đấu diễn ra trên sân trung lập MolineuxWolverhampton.[11] Ban tổ chức đã sắp xếp các chuyến tàu bổ sung để đưa người hâm mộ Cardiff đến Wolverhampton, kỳ vọng rằng trận đấu sẽ lập kỷ lục khán giả tham dự. Ngoài ra, trước trận cũng xuất hiện một cơn mưa lớn khiến mặt sân bị nhão. Reading tấn công phủ đầu ngay sau tiếng còi khai cuộc, nhưng đến phút thứ 25, tận dụng pha phá bóng hỏng của Bert Eggo trong vòng cấm Reading, Ferguson ngay lập tức có mặt ghi bàn cho Cardiff. Từ thời điểm đó đến khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, đội bóng xứ Wales kiểm soát hoàn toàn thế trận. Phút thứ 35, Harry Wake ghi bàn nhân đôi cách biệt, đưa Cardiff vào giờ nghỉ với hai bàn dẫn trước. Reading tiếp tục tấn công dồn dập ngay đầu hiệp hai, nhưng nỗ lực của họ không kéo dài lâu trước khi Cardiff giành lại quyền kiểm soát bóng. Phút 70, Ferguson có pha lập công thứ hai nâng tỉ số lên 3–0. Lúc này, người hâm mộ của Cardiff bắt đầu ăn mừng sớm, vì họ tin tưởng rằng Reading không cách nào lội ngược dòng sau ba bàn thua.[6]

Arsenal

VòngĐối thủTỉ sốSân vận độngNguồn
3Sheffield United3–2Bramall Lane (K)[12]
4Port Vale2–2Old Recreation Ground (K)[13]
4 (đá lại)Port Vale1–0Arsenal (N)[14]
5Liverpool2–0Arsenal (N)[15]
Tứ kếtWolverhampton Wanderers2–1Arsenal (N)[16]
Bán kếtSouthampton2–1Stamford Bridge (TL)[17]

Vòng đầu tiên, Arsenal chạm trán đối thủ bốn lần vô địch Sheffield United tại Bramall Lane.[18] Cả hai đội đều nhập cuộc tốt và mỗi bên có được cho mình một bàn thắng sớm. Ba bàn đến vỏn vẹn chỉ trong khoảng sáu phút đầu trận. Bàn đầu tiên là kết quả của pha tranh chấp tay đôi, Jimmy Brain tranh chấp tốt, đánh đầu đưa bóng vào lưới Sheffield. Đội bóng đến từ vùng Nam Yorkshire ngay lập tức đáp trả cũng bằng một tình huống đánh đầu, người ghi bàn cho họ là Harry Johnson, nhưng Arsenal cho thấy bản lĩnh đáng gờm khi Charlie Buchan điền tên lên bảng tỉ số giúp đội bóng một lần nữa vươn lên dẫn trước. Tuy nhiên, đến phút 40, David Mercer san bằng cách biệt cho Sheffield, đưa hai đội bước vào giờ nghỉ với kết quả hòa. Vào phút 60 của hiệp hai, Joe Hulme trở thành người hùng khi ghi bàn thắng quyết định giúp cho Arsenal giành chiến thắng chung cuộc 3–2 và đi tiếp.[12]

Arsenal gần như bị loại ở vòng tiếp theo bất chấp họ chỉ phải gặp đội bóng hạng dưới Port Vale. Ngay phút thứ tám, Tom Parker lập công đưa Port Vale vượt lên dẫn trước. Buchan sau đó gỡ hòa cho Arsenal ngay đầu hiệp hai, nhưng Port Vale tiếp tục có thêm một bàn thắng nữa khi Wilf Kirkham có pha đá bồi sau khi quả bóng dội ra từ tình huống cản phá phạt đền của Dan Lewis. Tuy nhiên, Jimmy Brain bên phía Arsenal đã xuất sắc ghi bàn giúp Arsenal rời Old Recreation Ground với một trận hòa.[13]

Có rất ít bàn thắng được ghi trong trận đá lại trên sân của Arsenal. Mưa tuyết dày đặc khiến mặt sân lầy lội, buộc hai đội phải chơi bóng dài. Trong hiệp một, Brain có một tình huống sút bóng trúng cột dọc, nhưng anh không phải tiếc nuối quá lâu khi ngay sau đó, Buchan dứt điểm tung lưới Port Vale. Đó cũng là bàn thắng duy nhất của trận đấu.[14] Ba trận còn lại của Arsenal đều diễn ra tại London. Ở lượt trận thứ năm, họ đánh bại Liverpool trên sân nhà với hai bàn cách biệt, đây cũng là tỉ số trong cuộc chạm trán của hai đội hồi đầu mùa. Tính từ ngày đầu năm mới đến trận đấu này, Liverpool vẫn bất bại. Cả hai bàn thắng mà Arsenal ghi được trong trận đều là kết quả của những pha đá phạt trực tiếp, bàn đầu tiên do công của Brain, bàn thứ hai do công của Buchan, khi nỗ lực đáng khen của thủ môn Liverpool chỉ có thể giúp anh cản phá quả bóng sau khi nó đã lăn qua vạch vôi.[15]

Trong trận tứ kết với Wolverhampton Wanderers, Arsenal bị thủng lưới trước nhưng chỉ 15 phút sau, Billy Blyth đã san bằng cách biệt. Hai đội đều có những pha tấn công nguy hiểm vào khung thành đối phương trong suốt phần còn lại của trận đấu, nhưng bàn thắng quyết định đến từ cú đánh đầu của Hulme bên phía Arsenal sau một pha bứt tốc và tạt cánh của Jack Butler.[16] Lá thăm sau đó đã đưa Arsenal chạm trán Southampton tại vòng bán kết. Trận đấu được tổ chức trên sân vận động Stamford Bridge. Mặt sân xấu, lầy lội đã cản trở tốc độ cũng như lối chơi của Arsenal,[19] nhưng "Pháo thủ" vẫn giành thắng lợi chung cuộc 2–1 bằng hai pha lập công của Buchan và Hulme. Bàn thắng duy nhất bên phía Southampton được ghi bởi Bill Rawlings.[17] Trong trận đấu này, trọng tài đã hai lần khước từ phạt đền cho Southampton bất chấp các cầu thủ của họ phản ứng quyết liệt.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chung kết Cúp FA 1927 http://www.arsenal.com/history/herbert-chapman/her... http://www.arsenal.com/news/news-archive/the-1930-... http://www.bbcamerica.com/anglophenia/2012/01/fras... http://www.sportingchronicle.com/FACUP/1927.html http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/wales/7332156.s... http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/wales/7402924.s... http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/wales/south_eas... http://news.bbc.co.uk/sport2/hi/football/7328650.s... http://en.espn.co.uk/football/sport/story/137980.h... https://www.11v11.com/matches/cardiff-city-v-arsen...